Đền thờ Chúa Nguyệt Hồ – Từ Linh Hồ Nguyệt

Đền thờ Chúa Nguyệt Hồ là một trong những di tích lịch sử cổ ngự tại xã Hương Vĩ – Huyện Yên Thế – Tỉnh Bắc Giang. Đền thờ chúa còn có tên là Từ Linh Hồ Nguyệt.

Cổng đền thờ Chúa Nguyệt Hồ
Cổng đền thờ Chúa Nguyệt Hồ

Chúa Nguyệt Hồ còn gọi là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ hay Chúa Bói Nguyệt Hồ. Gọi Chúa Nguyệt Hồ là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ bởi Chúa là chúa thứ hai trong Tam vị Chúa Mường. Ngoài ra, Chúa Nguyệt Hồ còn gọi là Nguyệt Nga Công chúa.

Điện thờ Chúa Nguyệt Hồ
Điện thờ Chúa Nguyệt Hồ

Theo quan niệm tâm linh Đạo Mẫu, những thầy chiêm tinh, địa lý hay thanh đồng khi ra trình đồng mở phủ họ đều đến đền thờ Chúa Nguyệt Hồ để dâng văn, xin lộc.

Bên trong sân đền Nguyệt Hồ
Bên trong sân đền Nguyệt Hồ

Truyền thuyết kể rằng: “Bà Nguyệt Nga là người vùng Yên Thế, từ nhỏ sống trong cảnh cơ hàn nhưng có lòng nhân hậu, lão tổ Quỷ Cốc Tử tiên sinh đã thương tình và truyền dạy cho bà pháp thuật chiêm tinh, tướng số và đặt tên hiệu là Nguyệt Hồ.

Để ghi nhớ công lao và cuộc đời của chúa, người đời sau dâng văn rằng:

“Sống âm thầm mồ côi cha mẹ

Gặp được thầy Quỷ Cốc tiên sinh

Một đời người đi làm phúc cứu dân

Tiên sinh ban phép đặt tên Nguyệt Hồ”

Sau khi học được phép của Tiên Sinh, bà dành cả đời mình làm phúc giúp dân lành. Chẳng bao lâu, danh thơm ấy đã lan truyền tới kinh đô, đức vua bèn mời chúa về, mỗi lần ra trận chống giặc xâm lăng, vua đều cho người đến thỉnh cầu, nhờ bà xem lành dữ và hỏi chuyện quân cơ, mưu lược. Sau khi mất, chúa bà vẫn hiển linh xem bói giúp dân lành trừ diệt tai ương. Giới thanh đồng thường bảo rằng: Bà chúa Nguyệt Hồ khi ngự đồng thường mặc áo xanh, múa mồi, đôi khi “chúa ngự” về còn dùng lá trầu, quả cau để xem bói, phán bảo trần gian. Ngày lễ tại đền Nguyệt Hồ vào 15-2 âm lịch, tại đây phần tế được tiến hành với những nghi lễ độc đáo là lễ hát dâng văn. Người được chọn diễn xướng hát văn phải có giọng hát hay, đàn giỏi, đức tài trọn vẹn và gia đình không có tang bụi.

Bà Chúa Nguyệt Hồ khi ngự đồng
Bà Chúa Nguyệt Hồ khi ngự đồng

Rate this post