Đền Bà Kiệu – Thiên Tiên Điện

Đền Bà Kiệu nằm bên thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm, đối diện với đền Ngọc Sơn, nhìn qua Tháp Bút, và cầu Thê Húc.

Đền có tên là “Thiên Tiên Điện”, được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng để thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ Quỳnh Hoa và Đệ tam Ngọc nữ Quế Nương. Những năm đầu thế kỷ, do qui hoạch mở đường nên đã tách kiến trúc đền làm hai phần. Tam quan nằm sát bên hồ Hoàn Kiếm và đền chính tọa lạc song song, cách đường phố Đinh Tiên Hoàng.

Đền Bà Kiệu – Hà Nội
Đền Bà Kiệu – Hà Nội

Đền có qui mô kiến trúc hình chữ công (I) gồm: Nhà đại bái ba gian rộng, phương đình hai tầng bốn mái và ba gian hậu cung được qui hoạch tập trung tạo sự bề thế trang nghiêm. Bộ di vật văn hoá – lịch sử của đền Bà Kiệu rất phong phú, đa dạng gồm bia đá, chuông đồng, hệ thống 27 sắc phong thần thuộc các triều đại Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Với hàng cột đá trong kiến trúc và hai cây đa lớn sát bên đền đã đưa lại sự cổ kính và vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc Việt Nam.

Nét đẹp cổ kính
Nét đẹp cổ kính

Đền có tên chữ là Thiên Tiên Điện được xây dựng từ thời Lê Thần Tông (TK17) ở địa phận làng Tả Vọng, nay là phố Đinh Tiên Hoàng, xế trước đền Ngọc Sơn. Đền xưa khá khang trang có tam quan nằm gần Hồ Gươm, khi Pháp làm đường Đinh Tiên Hoàng đã cắt ngang sân đền, cắt phần tam quan sang bên Hồ Gươm, còn đền ở bên này phố. Đền có kiến trúc ba gian, chồng diêm hai mái có hàng trống con tiện, vì kèo truyền thống.

Một góc Đền Bà Kiệu - Hà Nội
Một góc Đền Bà Kiệu – Hà Nội

Diện mạo hôm nay là sau lần trùng tu năm 1883 – 1884. Đền thờ mẫu Liễu Hạnh, một phụ nữ sống thời Lê, quê ở làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, Nam Định, thờ chính ở Đền Phủ Giầy.

Đền Bà Kiệu ngày xưa
Đền Bà Kiệu ngày xưa

Đền còn giữ được một tấm bia đã và quả chuông đồng mang niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) đời Tây Sơn. Nay đền còn là nơi trương bày các hiện vật lịch sử – văn hóa của Thăng Long – Hà Nội qua các thời đại.

Cây đa đền Bà Kiệu Hà Nội
Cây đa đền Bà Kiệu Hà Nội

 

Rate this post