NỘI DUNG TÓM TẮT
Đền Quát – Hải Dương
Đền Quát tức là đền thờ Yết Kiêu, một gia nô trung thành của Trần Hưng Đạo, tại tả ngạn sông Đò Đáy (sông Quát) thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, Gia Lộc. Nguyễn Hữu Thế, hiệu là Yết Kiêu là con ông Nguyễn Hữu Hiệu, quê tại Hạ Bì. Mẹ là Vũ Thị Duyên, người làng Lôi Động, huyện Thanh Hà.
Đền Quát
Sinh trưởng trong một gia đình ngư dân nghèo, cha mất sớm, từ nhỏ Phạm Hữu Thế đã phải lặn lội sông nước kiếm ăn và nuôi mẹ. Truyền thuyết kể rằng, năm 15 tuổi, trong một lần đi gánh nước, ông thấy hai con trâu trắng húc nhau trên bờ sông. Vốn có sức khoẻ, ông dùng đòn ống đánh trâu. Chúng hoảng sợ bỏ chạy. Ông nhặt được hai cái lông trâu, đặt xuống nước, nước rẽ làm đôi. Ông cho đó là lông trâu thần, liền nuốt vào bụng. Từ đó thân thể ông cường tráng, trí dũng phi thương, bơi lội dưới nước như đi trên đất bằng.
Giai thoại trên chỉ là một cách lý giải về sức khoẻ và tài trí của Nguyễn Hữu Thế được rèn luyện qua thực tế cuộc sống. Do có biệt tài bơi lội, Nguyễn Hữu Thế được tuyển vào làm gia nô cho Trần Hưng Đạo. Ông lập công lớn trong hai cuộc khánh chiến chống Nguyên, được lịch sử ghi nhận như một danh tướng. Dân chài quê ông vốn nghèo nàn, một tấc đất phơi chài cũng không có nên trước khi qua đời, ông đề nghị vua Trần cho mỗi hộ dân chài làng ông 3 thước (72m2) đất làm nơi phơi chài lưới không mất thuế. Nhà vua y cho. Luật ấy được thi hành đến triều Nguyễn.
Sau khi Yết Kiêu qua đời, nhân dân lập đền thờ và được tôn làm Thành hoàng, tổ chức lễ hội kỷ niệm ông vào 15 tháng giêng. Thông lệ, hội bắt đầu từ 10-20 tháng giêng. Trước cách mạng, Hạ Bì có 8 giáp và 9 hà chài. Mỗi hà làm ăn một phương, chỉ đến tết và lễ hội mới về làng.
Lễ hội tại Đền Quát
– 10/1, mở cửa đền làm lễ mộc dục.
– 11/1, mỗi giáp mổ một con lợn cúng thành hoàng. Cúng xong, thịt chia làm 5 phần, chia theo thứ bậc khác nhau.
Lợn cúng hoành tráng
– 12-14/1, làm cỗ trực nhật do những người có phẩm hàm trong làng đăng cai, cứ 6 người một mâm, mỗi ngày từng người thay nhau sắm cỗ.
– 15/1, thi cỗ hộp của những ông cai đám.
Bắt đầu vào hội, thần tượng Yết Kiêu được rước từ miếu từ đền về đình. Đoàn rước có múa tứ linh, đòn bát cống rước tượng Yết Kiêu và phu nhân. Trong những ngày hội sân đình có các trò diễn dân gian.
Một góc đền
Đây là lễ hội độc đáo vá hấp dẫn. Thông lệ, hội diễn ra trong ba ngày, từ 16-18/1. Ngay những ngày đầu hội, thuyền các hà chài đã trở về tập kết san sát bên sông. Sáng 16, khi mọi việc đã chuẩn bị xong, tượng Yết Kiêu và phu nhân được rước ra bờ sông, đặt trên bệ cao, nhìn ra sông nước, để các ngài “duyệt” con cháu thao diễn thuỷ chiến. Các hà chài dự bơi trải đều phải đến lễ trước thần tượng Thành hoàng, mong ngài phù hộ cho cuộc sống trên sông nước trong năm may mắn.
Đua thuyền chải ở Lễ hội đền Quát