Bồ Tát Quán Thế Âm là vị Bồ Tát từ bi, cứu khổ cứu nạn, lắng nghe tất cả các mong cầu của chúng sanh. 
Bồ Tát Quán Thế Âm là đại diện của lòng đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn cho tất cả chúng sinh theo giáo lý nhà Phật. Muốn tâm nguyện của bản thân có thể thành hiện thực, bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.
Phật dạy ai cũng sở hữu viên NGỌC QUÝ bạn không biết sẽ nghèo khó suốt đời
Tại sao vợ không xinh bằng người khác mà bạn vẫn yêu? Đức Phật hé lộ nguyên nhân thực sự
Bài giảng Đức Phật bị chê sáo rỗng nhưng cách Người phản ứng khiến ai cũng phải gật gù

Vì sao phải khấn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát?

Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi
Các vị Bồ Tát là kết tinh từ đức hạnh cao quý của Đức Phật
Các vị Bồ Tát là những bậc được kết tinh bởi đức hạnh cao quý tuyệt vời của đức Phật và được thánh hóa để trở thành nhu cầu của quần chúng.
Nếu như Bồ Tát Văn Thù là hình tượng biểu trưng được thánh hóa về khao khát trí tuệ, tri thức mà con người gửi gắm thì Bồ Tát Quán Thế Âm là hình ảnh được con người thánh hóa để làm chỗ nương tựa cho tâm hồn của chúng sinh.
Hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm mang tới tình thương và sự che chở bảo hộ, một bàn tay hiền từ, tươi mát tưới tẩm, cảm thông và xoa dịu nỗi đau thương tang tóc trong cuộc sống của nhân loại.
Quán Thế Âm, tiếng Phạn gọi là Avalokitévara, nghĩa là vị Bồ Tát lắng nghe âm thanh đau khổ của thế gian kêu cầu mà cứu độ một cách tự tại. Do Ngài lắng nghe âm thanh một cách tự tại mà chứng được bản thể chân thường của vũ trụ.
Nơi nào, lúc nào trong vũ trụ có tiếng chúng sinh đau khổ, kêu cầu thì Ngài hiện thân cứu độ rất tự tại, cho nên Ngài cũng có tên là Quán Tự Tại, Quán Thế Tự Tại…
Nói cách khác, Phật Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của sự nhân từ, lòng từ bi, cứu rỗi nhân loại khỏi những khổ đau, bệnh tật và phù hộ cho nhân loại cuộc sống bình an, hạnh phúc, đoàn viên.
Hình ảnh Phật Quán Thế Âm luôn hiền từ, nhân hậu nhắc nhở con người luôn biết sống hướng thiện và từ bi. Ở Phật Quán Âm, ta luôn thấy hiện lên gương mặt bình thản, an nhiên, không bị những muộn phiền của cuộc sống làm âu lo.
Dân gian luôn có câu: “Quán Âm hộ mệnh”, nhiều người nghĩ đến việc khấn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Việc mọi người cúi đầu khấn cầu trước Quán Thế Âm Bồ Tát chính là mong muốn được Ngài ban cho sự an nhiên, tự tại, tai qua nạn khỏi, mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc ấm no.
Đó là lý do mỗi khi chúng sinh gặp nạn thường niệm danh hiệu của Ngài là “Quán Thế Âm Bồ Tát” để được cứu độ và giải thoát khỏi khốn cảnh.
Thế nhưng không phải cứ đứng trước Quán Thế Âm nói hết ra những nguyện vọng của bản thân là sẽ được Ngài chứng giám và phù hộ độ trì thành sự thật.
Nếu chúng ta thực sự muốn giải trừ nghiệp chướng, được phước báo, thì chỉ vái lạy Bồ Tát thôi chưa đủ, bản thân chúng ta tốt nhất phải tuân theo những nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây, có như vậy chúng ta mới có thể nhận được sự gia trì của Ngài.

Nguyên tắc thứ 1: Những gì bạn CẦU XIN phải phù hợp với nhân quả

Hầu hết mọi người đi chùa lễ Phật Bà Quán Âm Bồ Tát, đều là do có việc cầu xin Bồ Tát. Chúng ta có thể cầu Bồ Tát, nhưng không được cầu những điều trái với Luật nhân quả. Đây chính là nguyên tắc đầu tiên bạn cần ghi nhớ khi khấn niệm trước Quán Thế Âm để những điều bản thân mong cầu có thể linh nghiệm.
Đây là lý do tại sao một số người dù có chăm chỉ quỳ lạy trước Quán Âm Bồ Tát nhưng không có tác dụng gì.
Đạo Phật thường nói:
Trồng nhân lành thì gặp quả lành, gieo nhân ác thì gặp quả ác.
Chư thần Phật, Bồ Tát tuy có thần thông quảng đại nhưng cũng không thể thay đổi nhân quả, nếu điều bạn cầu xin các Ngài đi ngược lại với luật nhân quả thì đức Phật cũng không thể giúp được bạn.
Đức Phật không thể ban phước hay giáng họa cho bất cứ cá nhân nào, mà Ngài chỉ là một bậc thầy chỉ đường, Ngài chỉ ra con đường chính pháp đúng đắn – con đường mà Ngài đã tự mình chứng ngộ, để mỗi người khi thực hành theo lời Ngài dạy mỗi ngày bớt đi tham, sân, si, đau thương, sầu muộn.
Theo lời Phật dạy, nguyên nhân đưa đến khổ đau, không phải hoàn cảnh, không phải do người khác mà chính tự nơi mình. Vì mãi chạy theo vật chất, không hiểu rõ luật nhân quả, không học sống yêu thương, do đó phải chìm nổi trong biển khổ luân hồi, sinh vào nơi bần cùng hà tiện. Chịu biết bao gian nan, nghèo cùng, khốn khó.
Ở đời dù giàu hay nghèo, khôn hay dại, ai cũng muốn mình được đầy đủ vật chất lẫn tinh thần, đầm ấm, hạnh phúc. Thế nhưng, muốn có quả nhưng lại chẳng muốn gieo nhân, hoặc gieo nhân ác mà cứ muốn hái quả lành, đừng trách sao tìm hạnh phúc mãi không thấy, chỉ toàn thấy khổ đau.
Khổ quá thì nghe ai nói chỗ nào cầu xin linh thiêng, sẽ ăn nên làm ra, rồi chạy đến để cầu khẩn mà không biết được rằng muốn giàu sang thì phải gieo nhân bố thí, cho đi mà chẳng mong cầu.
Những quả thiện lành không thể cầu mà có được, chúng ta phải gieo nhân tốt mới có được quả tốt. Chúng ta nên hiểu rõ hậu quả của các thói quen và hành động tham lam, giận dữ, si mê và cố chấp, kết thúc các nguyên nhân tiêu cực này, các tình trạng đau khổ vô hình hay cụ thể sẽ tự biến mất.

Nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm

Cho nên khi khấn cầu Quán Thế Âm Bồ Tát, chúng ta phải suy niệm trong tâm, vấn đề mình đang cầu xin Bồ Tát có phù hợp với nhân quả không?
Nếu bạn là người kinh doanh, người buôn bán thịt, bạn đến chùa cầu xin Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho việc kinh doanh của mình ngày càng ăn nên làm ra, tiền vào như nước, Bồ Tát có thể giúp bạn như thế nào đây? Nếu Ngài thỏa mãn nguyện vọng của bạn, thì sẽ làm tổn thương nhiều chúng sinh hơn. Đương nhiên những điều đó Bồ Tát sẽ không giúp bạn.
Người lười biếng, không chăm chỉ làm việc, không nỗ lực học hành, chạy đến xin Bồ Tát cho mình phát tài, thành công, thi cử đỗ đạt ghi tên vào bảng vàng. Đây rõ ràng là những điều  trái với nhân quả, dù bạn có cầu xin Bồ Tát cũng là vô ích.
Ai cũng cầu cho an khang, sung túc, yên lành, nhưng lại buôn gian, bán lận, buôn hàng giả, hàng nhái, buôn thuốc giả, thức ăn kém an toàn; uống rượu bia, điều khiển phương tiện giao thông, gây gổ đánh nhau… thì sao thân lành, tâm an lạc được. Con người đang cầu an cho chính mình nhưng lại đem bất an cho người khác. Vậy có hợp lý không, có được Phật Thánh phù hộ không?
Cuộc sống sẽ chẳng tươi đẹp nếu chúng ta chỉ có những ước muốn thuần túy mà không có những hành động thiết thực. Chính vì lẽ đó mà mối quan hệ nhân – quả luôn được Phật giáo đề cao và răn dạy mọi người phải nghe theo.

Rate this post