Ngài Mục Kiền Liên là một trong mười đại đệ tử của đức Phật Thích Ca. Ngài là Tôn giả được mệnh danh là Đệ nhất thần thông và nổi tiếng trong kinh điển bởi hai điển tích: Xuống Địa ngục cứu mẹ, bà Thanh Đề và minh chứng sống về sức mạnh tuyệt đối của Định nghiệp. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu Mục Kiền Liên là ai? Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ nhé.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mục Kiền Liên là ai?
  • 2 2. Hình phật Mục Kiền Liên
  • 3 3. Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ
  • 4 4. Hạnh nguyện

1. Mục Kiền Liên là ai?

Tôn giả Mục Kiền Liên sinh vào khoảng năm 568, mất khoảng năm 484 trước Công nguyên tại nước Magadha, nay thuộc miền Bắc của Ấn Độ, là một vì bồ tát nổi tiếng trong thời kỳ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế.

Mục Liên Kiều bồ tát và Tôn Giả Xá Lợi Phật là hai đệ tử xuất chúng của Phật Thích Ca. Ngài đã đắc chứng quả A La Hán, quả vị cuối cùng trong Tứ Thánh Quả cùng với sự giải thoát và giác ngộ viên mãn. Phẩm hiệu của ngài là “Thần thông đệ nhất” trong hàng Thanh Văn đệ tử của đức Phật. Trong Kinh Pháp Hoa phẩm thứ 6, đức Phật đã thọ ký cho ngài danh hiệu “Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật”.

2. Hình phật Mục Kiền Liên

Thân phụ của Tôn giả Mục Kiền Liên tên là Câu Hy La, thân mẫu là bà Thanh Đề thuộc dòng họ Mục Kiền Liên , nên Tôn giả lấy theo họ của mẹ. Trong kinh có chỗ gọi Tôn giả là Câu Ly ca, có chỗ lại ghi là Câu Luật Đà. Thế nhưng cả hai tên này đều không thông dụng bằng tên Mục Kiền Liên.

Mục Kiền Liên bồ tát thường xuất hiện trong hình ảnh mặc y vấn, tay phải cầm tích trượng, tay trái thường cầm bình bát ngụ ý để mang cơm dâng cho mẹ đang chịu khổ ở dưới địa ngục. Ngài không ngồi mà luôn ở thế đứng, như thể luôn trong trạng thái sẵn sàng đi xuống cõi âm dâng “bát cơm đầy vạn ước mong” để tỏ lòng hiếu kính mẹ.

  • Xem  : Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu – Xem Lịch Vạn Niên – Bói Bài Hàng Ngày – Tử Vi Hàng Ngày – Lịch âm năm 2021

Ngài có hình dáng cao lớn, mặt vuôn chữ điền, tai dài, tính cứng rắn lạc quan, khí tiết dùng dũng, không chịu khuất phục trước việc làm trái với chính nghĩa. Nhiều đệ tử của Đức Phật cũng thần thông hơn người, thế nhưng chỉ có Mục Kiền Liên là được khen ngợi là thần thông đệ nhất và cho phép Ngài sử dụng phép thuật của mình để cứu khổ cứu nạn, hóa độ chúng sinh.

Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả nhanh hơn bình thường là do Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành. Trong hiện đời gặp được Phật, căn hành đời trước của Ngài được khai mở và phát tâm xuất gia theo Phật.

Chính nhờ căn duyên với đạo Phật đã thôi thúc cho Mục Kiền Liên quyết tâm làm theo những chỉ dẫn của Đức Phật, luôn nỗ lực thể hiện theo những pháp của 37 trợ đạo phẩm, nhờ đó ngài đã chứng đắc được pháp Không. Dần dần Mục Kiền Liên tu tập pháp Tứ chánh cần, Ngài đã đạt đến trạng thái hoàn toàn tĩnh tâm, đi sâu vào nghiên cứu Thiền định, Ngài chứng đắc Tứ như ý túc, đạt được pháp Xả, không còn vướng mắc với bất cứ pháp hữu vi nào.

Sở dĩ Mục Kiền Liên đắc Thánh quả nhanh hơn bình thường là do Ngài đã trải qua nhiều kiếp tu hành. Trong hiện đời gặp được Phật, căn hành đời trước của Ngài được khai mở và phát tâm xuất gia theo Phật.

Chính nhờ căn duyên với đạo Phật đã thôi thúc cho Mục Kiền Liên quyết tâm làm theo những chỉ dẫn của Đức Phật, luôn nỗ lực thể hiện theo những pháp của 37 trợ đạo phẩm, nhờ đó ngài đã chứng đắc được pháp Không. Dần dần Mục Kiền Liên tu tập pháp Tứ chánh cần, Ngài đã đạt đến trạng thái hoàn toàn tĩnh tâm, đi sâu vào nghiên cứu Thiền định, Ngài chứng đắc Tứ như ý túc, đạt được pháp Xả, không còn vướng mắc với bất cứ pháp hữu vi nào.

3. Sự tích Mục Kiền Liên cứu mẹ

Khi nhắc đến tôn giả Mục Kiền Liên, người ta thường nhớ ngay đến sự tích Mục Liên Thanh Đề. Mẹ của Ngài Mục Kiền Liên tên là Thanh Đề, khi còn sống thường hủy báng, phá hoại Tam bảo, không tin cậy mà còn bảo Tam bảo không đáng để tin. Bà có thói quen sống xa hoa bất cẩn, mỗi bữa ăn thường nấu rất nhiều, luôn để thức ăn rơi vãi trên mặt đất. Lúc ấy Ngài Mục Kiền Liên luôn nhặt những hạt cơm rơi vãi rồi rửa sạch bằng nước để tránh lãng phí. Bà Thanh Đề sau khi chết thì bị đày xuống địa ngục và phải chịu nhiều khổ ải dày vò.

  • Xem thêm: Xem ngày tốt xấu – Tử Vi 12 Con Giáp – Xem tuổi làm nhà – Xem tuổi vợ chồng

Sau khi xuất gia thành tu sĩ, Ngài đã đắc Thánh quả nhanh chóng, do trải qua nhiều kiếp tu hành, lại gặp được hiện thân của Đức Phật trong kiếp cuối cùng của Ngài nên căn lành của tôn giả Mục Kiền Liên ở đời trước được khai mở. Khi chứng vị quả La Hán, đắc được ngũ căn lục thông, Ngài đã vận tâm một cách kỳ diệu có thể đi lại tự tại trong các thế giới. Ngài đã dùng nhãn quang của mình để đi tìm mẹ, mong được cứu rỗi và trả nợ sinh thành của cha mẹ. 

Ngài dùng sức mạnh thần thông của mình để đến địa ngục, thấy nơi đây người điên giết hại lẫn nhau, thanh âm khóc la khủng khiếp. Ngài đi qua “địa ngục dây điện”, “địa ngục đói khát”, đến “cửa địa ngục”, “địa ngục nóng”, địa ngục băng” nhưng vẫn không tìm thấy mẹ mình. Cuối cùng Ngài đến nơi giam giữ những con người tội lỗi ghê gớm, thấy một nhóm đói gầy có một hình dáng tương tự như mẹ mình, đến khi nhìn gần hơn, Ngài nhận ra đó thực sự là mẹ mình.

Bà mặt đói mỏi, chỉ còn da bọc xương, úp mặt trên mặt đất không thể nâng nổi đầu lên. Ngài Mục Kiền Liên lập tức chạy đến ôm lấy mẹ mình mà bật khóc và hối tiếc về những việc làm ác của bà. Thấy mẹ mình đói khổ, bị đọa đày nơi địa ngục đến cơm cũng không có để ăn, Ngài liền mang một bát cơm đầy đến cho mẹ.

Bà Thanh Đề khi còn sống phỉ báng Tam Bảo, tâm tham nặng nề, dù làm ngạ quỷ dưới địa ngục thì cũng không dứt bỏ được lòng tham. Bà lấy tay đỡ bát, tay kia lấy vạt áo che vội bát cơm rồi chạy đến chỗ không có ngạ quỷ mà lén ăn một mình. Thế nhưng, do nghiệp chướng quá nặng mà cơm trắng khi vừa đưa lên miệng thì tự nhiên hóa thành than đỏ.

Thấy mẹ mình đói khát khổ sở mà không thể giúp đỡ, Ngài đã đến thưa với Đức Phật. Được Đức Phật bảo rằng mẹ Ngài hủy báng Tam bảo, tội nghiệp nặng nề, sức của mình ông thì không thể giải cứu được. Muốn cứu mẹ mình thì vào ngày rằm tháng bảy, lúc chư tăng Tự tứ, chư Phật hoan hỷ, hãy thiết lễ Vu Lan Bồn, là lễ cúng giải cứu cái khổ bị treo ngược. Theo lời Đức Phật, vào ngày rằm tháng bảy năm đó, mẫu thân của Ngài đã được giải thoát. Tôn giả Mục Kiền Liên cảm kích ân Phật, đã khuyến khích người thế gian tổ chức lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng bảy hàng năm để cúng dường tăng chúng mười phương hội về, đồng thời tụng kinh Vu Lan Bồn để báo hiểu cho cha mẹ. 

Hình ảnh tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ ở địa ngục từ đó trở thành hình tượng hiếu đạo trong Phật giáo, cũng là nguồn gốc ra đời của ngày lễ Vu Lan. Ngài là hiện thân cho hạnh nguyện cứu mẹ khỏi cảnh khổ, sau khi đắc quả A La Hán, Ngài đã dùng trí tuệ và lòng từ bi vô lượng của mình để độ hóa chúng sinh.

4. Hạnh nguyện

Mẹ của Mục Kiền Liên Bồ Tát là bà Thanh Đề, lúc còn sống bà chẳng những không tin Tam bảo lại còn hủy báng, phá hoại Tam bảo, nói Tam bảo không tốt, không đáng để tin. Cho nên sau khi chết bà liền bị đọa xuống địa ngục.

Mục Kiền Liên Bồ Tát chứng quả vị La Hán, đắc được lục thông, liền quan sát khắp các cõi giới để tìm mẹ. Vì tôn giả đã khai mở được Phật nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, đắc được ngũ căn lục thông nên nhìn thấy được mẹ mình đang đọa lạc nơi địa ngục thống khổ, cơm cũng không có để ăn. Tôn giả liền mang một bát cơm đến cho mẹ.

  • Xem thêm: Xem bói ngày sinh – Xem bói tên – Xem bói tình yêu theo tên – 12 Cung Hoàng Đạo

Vào đến địa ngục, tôn giả dâng bát cơm cho mẹ. Bà Thanh Đề lúc còn sống vì tâm tham quá nặng nề, nên dù bị đọa làm ngã quỷ vẫn không dứt bỏ được tâm tham. Bà một tay đỡ lấy bát, dùng vạt áo của tay kia che lại, rồi vội vàng chạy đến chỗ không có các ngã quỷ, đem bát cơm lén ăn một mình. Nhưng vì nghiệp chướng quá sâu dày nên cơm vừa đưa lên miệng thì hóa thành hòn than đỏ rực.

Mục Kiền Liên Bồ Tát tuy là thần thông đệ nhất nhưng không thể giúp được mẹ, nên đã đến thưa với đức Phật Thích Ca. Đức Phật nói: “Vì mẹ của ông hủy báng Tam bảo, tội nghiệp quá nặng. Bây giờ sức của mình ông không thể nào giải cứu được đâu. Muốn cứu được mẹ ông thì vào ngày rằm tháng bảy, là ngày chư Phật hoan hỷ, cũng là lúc chư tăng Tự tứ, ông hãy thiết lễ Vu Lan Bồn, đây là lễ cúng “giải đảo huyền” (giải cứu cái khổ bị treo ngược).

Rate this post