Tam phủ công đồng là tín ngưỡng phổ biến của người Việt. Điện thờ Tam tòa thánh mẫu có thể gặp ở bất cứ đâu, trong các phủ, các đền, các đình, các chùa… Cùng với tín ngưỡng này là những tục lên đồng, hát chầu văn, đã thành những di sản văn hóa đặc sắc của người Việt. Có thể nói Tam phủ công đồng là Đạo thứ tư của người Việt, sánh cùng Tam giáo Nho Lão Phật. Một tín ngưỡng quan trọng như vậy nhưng tới nay vẫn không rõ nguồn gốc, mọi thứ vẫn còn nằm trong màn sương thần tích thần phả. Các nhà nghiên cứu cho rằng từ tục tôn thờ nữ thần hay từ “nguyên lý mẹ” người Việt đã nâng tín ngưỡng này lên thành Đạo Mẫu. Nhưng Tam phủ và nhất là Công đồng đâu phải chỉ có các nữ thần thánh mẫu. Nay xin xem xét từng “phủ” trong Tam phủ để tìm về cái gốc của tín ngưỡng này.

Ban thờ Tam phủ Công Đồng

Sơ đồ Ban thờ Tam phủ Công Đồng
Sơ đồ Ban thờ Tam phủ Công Đồng
  • Hàng thứ nhất: Phía trên cùng là Quán Âm Bồ Tát (dân gian hay gọi là Phật Bà Quán Âm), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận.
  • Hàng thứ hai: là tam phủ ba vua (tam vị đức vua, ba vị vua cha…) gồm:
    – Thiên Phủ Thần Vương (áo đỏ)
    – Nhạc Phủ Thần Vương (áo xanh)
    – Thoải phủ long vương (áo trắng).
    và hai vị quan hầu cận
  • Hàng thứ ba: là tam tòa Thánh Mẫu:
    – Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (áo đỏ)
    – Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (áo xanh)
    – Mẫu Đệ Tam Thoải Cung (áo trắng).

Tam phủ Công Đồng gồm ba phủ: Thượng thiên – Thượng ngàn – Thoải phủ.

Xem thêm: Tam Phủ Công Đồng – Tứ Phủ Vạn Linh trong Tín ngưỡng thờ Mẫu

Rate this post