Mục lục bài viết

  • 1 Cô Bé Thượng Ngàn (Tiên Cô)
    • 1.1 Cô Bé Thượng Ngàn (Thị Xã Lạng Sơn)
    • 1.2 Cô Bé Suối Ngang (Hữu Lũng)
    • 1.3 Cô Bé Đông Cuông (Yên Bái)
    • 1.4 Cô Bé Chí Mìu
    • 1.5 Cô Bé Tân An (Lào Cai)
    • 1.6 Cô Bé Cây Xanh (Bắc Giang)
    • 1.7 Cô Bé Cây Xanh ( Tuyên Quang)
    • 1.8 Cô Bé Nguyệt Hồ (Bắc Giang)
    • 1.9 Cô Bé Minh Lương (Tuyên Quang)
    • 1.10 Cô Bé Thác Bờ (Hòa Bình)
    • 1.11 Cô Bé Sóc (Miền Nam)
    • 1.12 Cô Bé Mỏ Than (Tuyên Quang)

Cô Bé Thượng Ngàn (Tiên Cô)

Cô Bé Thượng NgànTiên Cô mà tên gọi thường được đặt theo tên các địa danh, các đền thờ. Các vị cô bé đều là những bộ nàng trên Tòa Sơn Trang, hầu Mẫu Thượng Ngàn, có rất nhiều cô bé trên khắp các cửa rừng lớn nhỏ. Các cô về mặc quần áo thổ cẩm, chân quấn xà cạp, đeo kiềng bạc, tay cầm ô, vai đeo gùi.

Cô Bé Thượng Ngàn
Cô Bé Thượng Ngàn

Các cô bé gồm:

Cô Bé Thượng Ngàn (Thị Xã Lạng Sơn)

Đây là nơi thờ chính cung của Cô bé Thượng Ngàn. Ngôi đền nằm ngay sát sông Kỳ Cùng.

Cô Bé Suối Ngang (Hữu Lũng)

Đây là ngôi đền nằm trong rừng thuộc xã Phố Vị, huyện Hữu Lũng. Hiện chưa tìm được thần tích của Cô.

Cô Bé Đông Cuông (Yên Bái)

Đây là ngôi đền nằm ngay đường vào đền Mẫu Đông Cuông, chỉ cách đền Mẫu khoảng vài trăm mét. Thần tích của Cô chưa rõ ràng lắm. Tuy nhiên theo văn hầu của Cô thì:

Đông Cuông chính là nơi chôn rau, cắt rốn của Cô:

“Đông Cuông chính quán quê nhà

Thiên thai cảnh đẹp 1 tòa Sơn Trang

Mặc dù cô xuất thân từ một gia đình danh gia vọng tộc:

Vốn dòng đài các trâm oanh

Ra tay giáo hoá Cứu người giúp dân”

Nhưng sinh thời và sau khi hiển thánh, cô là một cô bé nhu mì, thùy mị,đảm đang và hay đàn, hay hát:

“Mẫu khen cô bé nhu mì

Nết na thùy mị dịu dàng đảm đang

…….

Ngồi trên đỉnh núi ngắm trăng

Tay cô gảy khúc cung ngâm dịu dàng”

Tuy vậy, cô làm việc lại hết sức rõ ràng, phân minh nhưng cũng rất quảng đại. Có tội cô xử, nhưng biết tội, cô tha. Nếu sống nhân, bất nghĩa cô sẽ trừng phạt liền:

“Ai mà độc ác bất nhân

Cô liền hóa phép cho thời khốn thay

Biết ra phải tới kêu ngay

Cô cho nước thánh thuốc tiên khỏi liền

Cứu người nửa dại nửa điên

Hiếu thuận thảo hiền cô mới độ cho”

Cô hầu cận Mẫu Đông Cuông và luôn tấu đối với Mẫu để ban tài, ban lộc cho các thanh đồng và con nhang, đệ tử:

“Ban tài tiếp lộc cho đồng

Cô về tấu đối Thánh Bà Đông Cuông

Lộc tài vượng tiến công danh

Lộc cô vô số trên kho thượng ngàn”

Cô Bé Chí Mìu

Đền Cô Bé Chí Mìu nằm ở  bản Chí Mìu, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Cô bé Chí Mìu là Cô Bé Thượng Ngàn, do đền Cô nằm ở bản Chí Mìu  nên mọi người đều gọi cô theo tên địa danh của đền là Cô Bé Chí Mìu. Cô Bé Chí Mìu được coi là một Cô Bé Thượng Ngàn nổi tiếng nhất tron các cô bé Thượng Ngàn.

Cô Bé Tân An (Lào Cai)

Từ rất xa xưa, bên bờ sông Hồng tại thôn Tân An 2 thuộc xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, đã có một ngôi Đền gọi là Đền Cô Tân An (còn gọi là Đền Cô Bé Thượng Ngàn), là nơi thờ tự một nữ chúa có tên húy là Hoàng Bà Xa, tương truyền đã cùng cha là đức quan ngài Hoàng Bảy, có công chinh phạt giặc ác, giữ yên bờ cõi, được cư dân vùng Bảo Hà và Khau Ban (địa danh Văn Bàn cổ xưa) suy tôn là vị Thánh Mẫu. Đối diện bên kia sông là đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) – thờ Đức quan ngài Hoàng Bảy. Vì Nguyễn Hoàng Bà Xa là con gái Quan Hoàng Bảy được thờ ở Tân An nên Cô còn được gọi là Cô Bảy Tân An.

Cô Bé Cây Xanh (Bắc Giang)

Cô Bé Cây Xanh theo hầu Mẫu Thượng Ngàn với hiện thân là Quế Mỵ Nương Công chúa. Mỵ Nương Công Chúa là hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn tại vùng Suối Mỡ. Hiện chưa tìm được thần tích về Cô Bé Cây Xanh ở đây.

Để xem chi tiết về cô bé Cây Xanh Bắc Giang các bạn click vào đường link dưới đây:

Cô Bé cây Xanh – Bắc Giang

Cô Bé Cây Xanh ( Tuyên Quang)

Cô Bé Cây Xanh là người hầu cận mẫu Thượng Ngàn tại bản đền Cây Xanh Tuyên quang. Ngôi đền này còn có tên là Đề Cảnh Xanh. Đền thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn. Hiện chưa phát hiện được thần tích về Cô.

Để xem chi tiết về cô bé Cây Xanh Tuyên Quang các bạn click vào đường link dưới đây:

Cô Bé Cây Xanh Tuyên Quang

Cô Bé Nguyệt Hồ (Bắc Giang)

Cô bé Nguyệt Hồ được thờ tại cung cô tại Đền Nguyệt Hồ. Hiện chưa phát hiện được thần tích về Cô, chỉ biết Cô là hầu cận của Chúa Nguyệt Hồ.

Cô Bé Minh Lương (Tuyên Quang)

Truyền thuyết kể rằng, vào thời nhà Trần (thế kỷ XV), ở tổng Minh Lương, thuộc xã Lang Quán ngày nay có hai vợ chồng, ông chồng là người Dao, bà vợ là người Mường tuổi đã cao mà chưa có con. Ngày ngày ông bà ra ngòi Lịch xúc tôm tép sống lần hồi. Một hôm, ông ở nhà, bà đi xúc tép như mọi ngày, nhưng xúc mãi không được con gì mà chỉ được hai quả trứng lạ. Bực mình, bà xuống hạ nguồn rồi lên tận thượng nguồn ngòi Lịch xúc vẫn chỉ được hai quả trứng ấy. Bà đành mang về thả vào chum nước dưới cầu thang. Ít lâu sau, bà mang thai và sinh ra một cô bé bụ bẫm, đặt tên là Minh Lương. Cùng lúc đó, hai quả trứng thả trong chum nước dưới cầu thang nở ra hai con rắn. Hai con rắn và Cô bé Minh Lương cùng lớn lên, quấn quýt làm bạn với nhau.

Một buổi chiều, ông bà đi làm về và nhìn thấy hai con rắn quấn chết cô bé. Sẵn con dao rựa đeo bên người, ông tức giận rút dao vừa chém, vừa nói “Mày hại tao à”. Hai con rắn sợ quá chạy trốn, nhưng một con chậm hơn đã bị chém đứt đuôi. Ông đuổi hai con rắn và nói: “Cụt đi hang Mang, Khoang đi hang Đồng”.

Ông bà xót thương cô bé, không nỡ chôn, nên đặt cô nằm ở trên sàn. Đến sáng đã thấy mối đùn lên đắp mộ cho cô bé. Dân làng thấy vậy đều cho là cô đã linh hoá nên lập miếu thờ. Thời kỳ giặc Cờ đen, cô bé Minh Lương đã hiển linh giúp quan quân triều đình thoát khỏi rừng rậm, sau đó dũng mãnh dẹp sạch giặc Cờ đen. Sau đó Cô còn hiển linh bốc thuốc, giúp dân chữa bệnh thoát cơn hiểm nghèo.

Cô Bé Thác Bờ (Hòa Bình)

Cô bé Thác Bờ được thờ ở đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa, Đà Bắc, Hòa Bình. Cô bé Thác Bờ tương truyền là hầu cận của Chúa Thác Bờ. Hiện chưa tìm được thần tích về Cô bé nơi đây.

Cô Bé Sóc (Miền Nam)

Còn gọi là Cô Bé Đen, mặc khăn áo đen và hồng. Về đồng múa mồi, dùng nhang chữa bệnh. Cô đánh phấn màu đen, phấn đỏ cô để ban khen cho thanh đông cô. Hay về đồng tại Miền Nam.

Cô Bé Mỏ Than (Tuyên Quang)

Truyện chuyền miệng kể rằng: Thần Kim Quy thấy mỏ quý của vua cha mẫu mẹ tại đền Mỏ Than. Đã rủ cá Kình ở biển Đông về cùng nhau mang hết mỏ quý ra vùng Nam Hải khi đất ở đây chỉ còn là giữa núi và biển, cá Kình đứng gác bên ngoài, thần Kim Quy xuống hang và khi lên tới gần miệng hang thì ông Cóc (ở gần miếu Sơn Thần) đã nghiến răng báo lên thiên đình cho Ngọc Hoàng Thượng Đế, Ngọc Hoàng củ cô Mười xuống. Cô bé cưỡi trên lưng hai con rồng bay xuống thấy khoảng trời u ám có khí lạnh bay lên. Cô nhảy vội xuống với hai vết chân chẹn lên thần Kim Quy, vết chân phải trượt gót mờ, bàn chân trái đè oằn cổ rùa. Bắt rùa hoá đá (Bách gia trăm họ gọi là quy trị bản đền) thần Kim Quy hoá đá thì cà Kình ở biển Đông cũng hoá đá. (Tất cả các cảnh quan của đền quay về nơi phật ngự phương tây riêng có cá Kình quay về phía Đông Bắc). Nhờ Cô Bé Mỏ mà bách gia trăm họ vẫn còn “mỏ tụ đồng” xưa. Đến Pháp tìm ra mỏ than hay còn gọi là vàng đen của đất nước. Hiện nay còn nuôi dưỡng mỏ kim cương non. Cho nên ở chính nơi đây còn tồn tại truyền thuyết Cô Bé Mỏ Than (hay Cô Bé Mỏ Cây Xanh). Cô bắt ông Ba Mươi phủ phục bên mình, cô xin vua cha mẫu mẹ cho cây xanh bao bọc lấy mỏ và bốn mùa toả bóng mát cho cô hoàn thành việc cha việc mẹ. Ngoài ra cô còn chữa bệnh cho bách gia trăm họ. Nhất là những người dở dại dở điên. Những lúc thư nhàn cô gọi đàn chim ngũ sắc về vây quanh ca hát, lúc đi lúc về cổ thường mang sắc thái màu vàng với âm thanh của tiếng chim vàng anh báo biến, báo hiện. Khi cô đi xa cô thường để lại đôi dải thắt lưng màu đen ở lại (đôi long xà có mào) để giữ đền giữ phủ. Người ta truyền rằng ai nhìn thấy ông rắn có mào là người đó được lên danh lên giá. Nhưng người đó phải là người thực tâm không có tâm tà. Xưa những người đàn bà bụng mang dạ chửa phải đi vòng qua cửa cô cách nữa dặm. bất kể ai qua nơi cô ngự đều phải bỏ nón mũ xin cô thực tâm cô phù hộ. Tà tâm cô cho náo loạn gia trung.

Rate this post