Đền Truông Bát – Đền Bà Chúa Lộc

Đền Truông Bát hay còn gọi là đền Bà Chúa Lộc, được xây dựng cách nay khoảng 600 năm, tọa lạc trên một vùng non xanh nước biếc, ở một góc Ngã ba Khe Giao – chỗ gặp nhau của Tỉnh lộ 3 và Quốc lộ 15, thuộc thôn 1, xã Ngọc Sơn (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Hằng năm, nơi đây tổ chức các hoạt động lễ hội thu hút đông đảo người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Đền Truông Bát là một di tích cổ, là nơi thờ Vương nương Thánh mẫu đệ nhị thượng ngàn hay còn gọi là Lộc Hoa công chúa, tục gọi là đền bà chúa Lộc. Tương truyền, Lộc Hoa công chúa có tên húy là Phạm Thị Thỏa, người huyện Đỗ Gia (nay thuộc phần đất huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), sống vào khoảng thế kỷ XV. Bà là một nữ tướng văn võ song toàn, có công lớn trong việc giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi bà mất, nhân dân vô cùng thương tiếc một nữ tướng anh hùng đã phò Lê giúp nước nên đã lập am miếu thờ Bà (còn gọi bà là Thánh Mẫu).

Đền Truông Bát hay còn gọi là đền Bà Chúa Lộc, được xây dựng cách nay khoảng 600 năm, tọa lạc trên một vùng non xanh nước biếc, ở một góc Ngã ba Khe Giao – chỗ gặp nhau của Tỉnh lộ 3 và Quốc lộ 15, thuộc thôn 1, xã Ngọc Sơn (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Hằng năm, nơi đây tổ chức các hoạt động lễ hội thu hút đông đảo người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Đền Truông Bát là một di tích cổ, là nơi thờ Vương Nương Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn hay còn gọi là Lộc Hoa công chúa, tục gọi là đền bà chúa Lộc. Tương truyền, Lộc Hoa công chúa có tên húy là Phạm Thị Thỏa, người huyện Đỗ Gia (nay thuộc phần đất huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), sống vào khoảng thế kỷ XV. Bà là một nữ tướng văn võ song toàn, có công lớn trong việc giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh giành lại độc lập cho đất nước. Sau khi bà mất, nhân dân vô cùng thương tiếc một nữ tướng anh hùng đã phò Lê giúp nước nên đã lập am miếu thờ Bà (còn gọi bà là Thánh Mẫu).

Một góc cảnh Đền Truông Bát tọa lạc dưới 8 ngọn núi
Một góc cảnh Đền Truông Bát tọa lạc dưới 8 ngọn núi

Chuyện còn kể rằng, khi vua Minh Mạng kinh lý qua đây bằng voi, ngựa quan thần đến Khe Giao – một địa danh nằm trên truyến đường Trường Sơn huyền thoại, gần ngã ba Đồng Lộc – đột nhiên trời tối sầm, mây đen vần vũ, voi ngựa không chịu đi thêm nữa. Vua nhìn lên phía trước mặt, cây cối um tùm rủ xuống ngôi miếu rêu phong. Linh khí bay lên từ đây, nhà vua và quân thần cảm thấy trong người ớn lạnh, vội buộc voi, ngựa dâng hương lễ đến nơi vái lạy.

Một lúc sau, mây tan, gió lặng, núi rừng trở lại phong quang. Nhà vua và quân thần mới đi được. Thấy sự kỳ lạ của ngôi miếu nơi “thâm sơn cùng cốc”, về đến triều, vua sắc phong cho thần miếu là “VƯƠNG NƯƠNG THÁNH MẪU – CAO SƠN THẦN NỮ – CHẾ THẮNG MÃ VÀNG LÊ MẠI ĐẠI VƯƠNG – THƯỢNG – THƯỢNG – THƯỢNG – ĐẲNG TỐI LINH THẦN” rồi lại lập đền thờ ngay trên miếu thiêng và chỉ dụ các thần dân đến tế lễ.

Đến thời kỳ kháng chiến chống pháp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngôi đền thờ Vương Nương Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Lộc Hoa Công Chúa bị huỷ hoại và bỏ hoang. Mãi đến năm 2006, từ một cơ duyên đặc biệt đã đưa thầy Ngô Thanh Cẩn đến phục dựng tôn tạo lại.

Đền Truông Bát là một địa chỉ tâm linh dịp đầu xuân
Đền Truông Bát là một địa chỉ tâm linh dịp đầu xuân

Xin nói thêm một chút, thầy Nguyễn Công Cẩn, sinh năm 1961, vốn quê gốc xã Thạch Bắc, Thạch Hà, nay là Mai  Phụ, Lộc Hà (Hà tĩnh) nhưng sinh sống ở miền nam. Trong một lần về quê, khi ngang qua ngôi đền thấy cảnh hoàng tàn, lạnh lẽo, người lữ khách liền ghé vào thắp nén nhang và xin nghỉ lại. Đêm ấy, sau một giấc mơ kỳ lạ, thầy Cẩn đi hỏi dò bà con xung quanh thì được biết đây là ngôi đền thiêng nên đã dựng tạm ngôi nhà gỗ, chăm sóc, bảo vệ, hương khói. Ðồng thời, vận động nhân dân trong thôn tham gia bảo vệ xây dựng đền.

Từ chỗ chỉ là một vùng rêu phong hoang lạnh, qua quá trình tôn tạo đền trở nên uy nghi hơn. Giữa thung lũng của 8 ngọn núi trùng trùng điệp điệp là Thượng điện, trung điện, hạ điện nguy nga đồ sộ với những tượng vàng, bàn vàng tôn nghiêm, lộng lẫy. Đường vào đã được đổ bê tông rộng rãi. Đền Truông Bát là kết tinh của vẻ đẹp tâm linh và nét đẹp của cảnh quan hùng vĩ. Án ngự phía trước điện là 2 pho tượng Thánh Mẫu uy nghi. Phía sau, động linh sơn thốt lên vẻ đẹp huyền bí. Đây là nơi hội tụ của du khách thập phương không chỉ vì tín ngưỡng tâm linh mà còn để chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình.

Cùng với công lao phục hưng xây dựng lại ngôi đền, thầy Cẩn từng đạt giải vàng xuất sắc toàn diện tại LH toàn quốc nghi lễ chầu văn của người Việt Nam năm 2013. Do hội UNESCO bảo tồn VH dân tộc Việt Nam tổ chức. Được phong tặng Nghệ nhân ưu tú văn hóa dân gian trong nghi lễ chầu văn của người Việt. Thầy còn được tôn vinh làm trưởng ban đại diện UNESCO Việt Nam các tỉnh miền Trung.

Rate this post