Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn nằm ở thôn Việt Thắng, xã Hòa Lạc, Hữu Lũng. Đây là đền thờ Quan lớn Đệ Nhị, hay còn gọi là Quan Giám Sát, Quan Giám Sát Đệ Nhị, Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát…. Ngôi đền chỉ nằm cách đường 1 khoảng 300 m, cách Hà Nội 110 km.
Tương truyền rằng Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là nơi Quan trấn giữ miền Sơn Lâm còn Đền Quan Giám ở Phố Cát, Thanh Hóa là nơi Quan giáng hạ dạo chơi, Đền Quan Lớn Đệ Nhị ở Thái Bình là nơi ngài hiện thân phò vua Bát Hải Động Đình đánh giặc Thục. Quan Giám sát được giao quyền giám sát cai quản sơn lâm, nên Ngài còn được gọi là Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn.

Lịch sử Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn

Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn có từ rất xa xưa, nhưng chính thức từ bao giờ thì chưa rõ. Chỉ biết trước đây, ngôi đền còn rất đơn sơ, chủ yếu bằng tranh nứa lá, số cung thờ và tượng thờ ít ỏi. Sau nhiều lần tu bổ đền mới được khang trang như ngày nay.

Đền Quan Giám Sát Lạng Sơn Lạng Sơn thuộc quyền quản lý cha truyền con nối của dòng họ Hoàng – các con cháu của thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Đình Kinh. Nơi đây cũng còn là nơi thờ của Hoàng Đình Kinh. Trước đây, Hoàng Đình Kinh được thờ ở ban Thành Hoàng trong đền. Đây là điều mà mọi người đi lễ rất ít để ý. Hiện nay, ban quản lý nhà đền đang cho xây Nhà Thờ Tổ bên phải của đền. Nhà Thờ Tổ chính là nơi thờ tổ của họ Hoàng và thờ Hoàng Đình Kinh. Chính vì vậy, có người cho rằng hiện thân của Quan Giám Sát chính là thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Đình Kinh. Đây là điều ít người biết.

Thân thế thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Đình Kinh

Năm 1962, ông tham gia cuộc nổi dậy chống lại nhà Nguyễn của Cai Vàng. Sau khi lực lượng của Cai Vàng bị giải tán, ông sang Vân Nam (Trung Quốc) chiêu tập binh mã, rồi đem bộ hạ về nước cát cứ vùng rặng núi miền thượng du sông Thương, Lạng Sơn để chống Pháp.

Nhà Thờ Tổ họ Hoàng thờ Hoàng Đình Kinh đang được xây dựng ở bên phải Đền Quan Giám Sát

Nhà Thờ Tổ họ Hoàng thờ Hoàng Đình Kinh đang được xây dựng ở bên phải Đền Giám Sát
Ông tổ chức đội quân rất có quy củ nên gây được thanh thế lớn. Các nghĩa quân chiếm cứ một vùng đất rất lớn ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Quân Pháp nhiều lần tiến đánh nhưng đều bị thảm bại. Quân Pháp đổi chiến thuật, mua chuộc chia rẽ nghĩa quân. Năm 1887, quân Pháp mở cuộc tấn công lớn vào trung tâm nghĩa quân. Dựa vào địa thế hiểm trở, Cai Kinh đã đánh nhiều trận diệt nhiều sinh lực địch. Cuối năm 1887, Cai Hai, em ruột Cai Kinh, bị quân phản loạn ám sát. Quân Pháp cho đào mồ mả nhà Cai Kinh ném xuống sông Hóa.

Nghĩa quân Cai Kinh bị nội gián chỉ đường liên tục bị đánh úp hao tổn nặng nề và dần dần tan rã. Cuối cùng Cai Kinh bị bắt ở gần biên giới Việt Trung. Năm 1888, Cai Kinh bị giặc Pháp hành quyết. Như vậy, cuộc khởi nghĩa của thủ lĩnh Hoàng Đình Kinh kéo dài 26 năm. Đây là một trang anh hùng của dòng họ Hoàng nơi đây, và cũng là niềm tự hào kiêu hãnh của vùng đất này.

Kiến trúc thờ đền Quan Giám Sát Lạng Sơn

Ngoài sân đền có cung thờ Cậu Bé Cây Mít. Gọi là Cậu bé Cây Mít có lẽ bởi cung cậu nằm kế bên cây mít cổ thụ lâu đời, chi chít quả. Giữa sân là một lư hương bắng đá.

Cung thờ Cậu Bé Cây Mít

Đền có ba gian thờ: Tiền bái, Trung Bái và Đại Bái. Gian Tiền Bái gồm có: Chính giữa là Ban Công Đồng, bên phải là cung Chầu Đệ Nhị, bên trái là cung Sơn Trang.

Chầu Đệ Nhị

Gian Trung Bái chính giữ thờ Vua Cha Ngọc Hoàng cùng quan Nam Tào, Bắc Đẩu; bên phải thờ Đức Trần Triều; bên trái là cung Thành Hoàng. Chính cung này ngày trước thờ thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Đình Kinh.

Cung Thành Hoàng

Gian Đại Bái chính giữa thờ Quan Lớn Giám Sát, bên phải là thờ Quan Hoàng Bẩy – Quan Hoàng Mười, bên trái thờ quan Hoàng Đôi – Quan Hoàng Bơ. Như vậy, theo cách thờ này có thể coi Tứ Phủ Quan Hoàng là hầu cận của Đức Quan Giám Sát.

Cung quan giám sát

Quan Hoàng Đôi – Quan Hoàng Bơ

5/5 - (1 bình chọn)