Theo truyền thống, cứ đến các ngày tuần (mồng một) hay rằm (15 âm lịch) hàng tháng, người dân lại đi sắm lễ để thắp hương tổ tiên. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu Tại sao lai thắp hương ngày Mùng 1 và ngày Rằm hàng tháng ở bài viết dưới đây nhé.

1. Theo quan niệm dân gian

1.1 Ngày Mồng 1

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày mùng 1 gọi là ngày Sóc. Nguyên nghĩa từ Sóc là “khởi đầu”, “bắt đầu”. Ngày mùng 1 là ngày bắt đầu của một tháng nên gọi là ngày Sóc. Ngày mà đêm tối đen, không có ánh trăng. Khi mà mặt trăng nằm ở bên kia trái đất, ngày mà dương tính rất cao, cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng bởi năng lượng dương quá nhiều dẫn tới tâm tính bất ổn, hay nóng tính.

 

1.2 Ngày Rằm

Ngày Rằm gọi là ngày Vọng. Vọng có nghĩa là “nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng”.

Người xưa quan niệm rằng khi đó mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu xuốt ánh sáng của nhau, soi chiếu vào tâm hồn con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi mọi đen tối và vẩn đục trong đêm đen. Chữ vọng có nghĩa là trông mong, ước mong. Người xưa lấy ý nghĩa này để làm ngày cầu nguyện.

Tương truyền vào ngày mùng 1 (ngày Sóc) và rằm (ngày Vọng), mặt trăng và mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng, rồi tạo ra một năng lượng đặc biệt gây tác động vào con người (sinh bệnh tật, thiên tai,…). Vì chưa hiểu rõ về tự nhiên nên thế hệ trước rất sợ hãi, tưởng bản thân đắc tội quỷ thần nên bảo nhau cùng thắp hương lễ bái nhằm cầu cho tai qua nạn khỏi.

Song cũng có quan niệm dân gian khác kể rằng ngày Sóc, Vọng là ngày “thiên – địa – nhân” hòa hợp thích hợp để dâng hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên hay ước cầu thần linh phù hộ độ trì được bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn, thành đạt.

Người Việt ta coi ngày Sóc, Vọng là ngày tưởng nhớ tổ tiên, cúng ông bà, ông vải. Ngày Sóc, Vọng còn có ý nghĩa “Cát tường” xem ngày tốt xấu thấy là ngày tốt nhất trong tháng. Cúng vào mùng 1 và ngày Rằm, hoặc cúng vào chiều ngày 30 và chiều ngày 14 hàng

2. Theo quan điểm Nho giáo, Phật Giáo

Theo truyền thống của Nho giáo, ngày mùng 1 và ngày rằm là thời điểm “Thiên địa mở thông”. Nghĩa là ngày con người và trời đất như hòa thành một thể thống nhất, người trần gian sẽ cảm ứng, kết nối với vong hồn, thần linh. Thắp hương vào 2 ngày này thì ông bà tổ tiên sẽ cảm nhận được tấm lòng của con cháu, thần linh sẽ lắng nghe rõ nguyện vọng của người trần gian.

Đối với Phật giáo, ngày Sóc, Vọng là ngày cát tường thích hợp thắp hương, tụng kinh. Trong ngày này, các Phật tử sẽ cầu an (mong gia đình bình an, khỏe mạnh, may mắn), cầu siêu (mong các vong linh siêu thoát, không vướng bận trần thế) hay cầu sám hối (tự ăn năn về những lỗi lầm).

 

3. Văn khấn ngày Mồng 1, ngày Rằm cúng Gia Tiên

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ….. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Rate this post