Đền Cặp Tiên nằm ở xã Đông Xá, huyện đảo Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Đền Cặp Tiên thờ Cô Bé Cửa Suốt và Quan Chánh – Một vị quan có công với dân vùng này và có công tu bổ ngôi đền.

Lịch sử và thần tích Đền Cặp Tiên

Đền Cặp Tiên trước đây chỉ là một ngôi đền nhỏ chỉ có một gian thờ nằm trên chân đồi và nhìn ra biển. Ngôi đền có từ rất lâu, nhưng chính xác vào thời nào thì chưa rõ. Ngày nay Đền Cặp Tiên đã được tu bổ trở thành một địa điểm tâm linh linh thiêng với nhiều kiến trúc độc đáo. Đền Cô Bé Cửa Suốt tựa lựng vào một ngọn núi đá và nhìn ra biển xanh. Đây được coi là một vị trí đắc địa, sơn thủy hữu tình tạo nên một không gian yên tĩnh, thơ mộng và linh thiêng.

Tam quan mới xây của đền Cặp Tiên
Tam quan mới xây của đền Cặp Tiên

Đền Cặp Tiên có cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình, xưa kia đây là nơi có hai vị Tiên ông thường xuống ngắm cảnh và chơi cờ, đi theo phục vụ là hai nàng tiên cô rất xinh đẹp, hai nàng tiên thường xuống giếng ở chân núi lấy nước về đun pha trà cho các tiên ông. Tương truyền Đền Cặp Tiên thờ vị tiểu thư là con Trần Quốc Tảng nên có tên gọi là “Đền Cô bé cửa suốt”.

Đền Cặp Tiên
Đền Cặp Tiên

Sau này, vào thời Nguyễn một ông quan chánh đã được nhân dân địa phương tôn làm hậu thần và thờ tại đền nên xưa kia Đền còn có tên là Đền Quán Chánh.Sau khi được triều đình cử về đây trông coi ở vùng này, ông đã làm được nhiều việc có ích cho dân, chăm lo đời sống nhân dân, giúp dân an cư lạc nghiệp và có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, ông còn là người đứng ra góp công, góp của và huy động nhân dân trùng tu, sửa sang lại ngôi đền. Để ghi nhớ ơn đức của ông, sau khi ông qua đời, nhân dân đã phối thờ ông tại đền.
Hiện nay, từ Đền Cửa Ông sang đền Cặp Tiên vô cùng thuận lợi. Chúng ta có thể rong ruổi bằng ô tô chỉ khoảng 10 phút với khoảng cách khoảng 2 km, chứ không phải lênh đênh đi thuyền như trước đây.
Đền Cặp Tiên và Đền Cửa Ông hiện nay đã được nhà nước quan tâm xây dựng và trở thành một cụm tâm linh đặc sắc của vùng đất linh thiêng này.

Đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông

Không gian tâm linh Đền Cặp Tiên

Ngay từ đường quốc lộ đi vào đền là ngôi tam quan khá ấn tượng. Chúng ta đi qua một con đường trải nhựa rộng rãi, một bên là vách đá lởm chởm, chót vót, một bên là biển xanh với ngọn đảo nhấp nhô chỉ vài chục mét là thấy ngôi đền ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ, một cây cầu cong, một cổng tam quan sừng sững thách thức với sóng gió của biển khơi trông rất hùng vĩ. Đền Cặp Tiên

Ngay từ cổng đền đi vào đó là gian nhà thụ lộc, gian sắp lễ lúc nào cũng đông nườm nượp. Đền có 3 gian đại bái nằm theo kiểu bậc thang trên vách núi chênh vênh, ẩn mình dưới những tán đại thụ có từ lâu đời tạo nên một không gian ấm áp, linh thiêng, huyền bí.

Đền Cặp Tiên

Tại sân đền là cây hương đá luôn nghi ngút khói hương. Gian đại bái thứ nhất có chính cung là cung thờ Cô Bé Cửa Suốt với danh Tiên Cô Cửa Suốt. Bên phải là cung Hội đồng Thánh Cậu và Cậu Bé Cửa suốt, bên phải là cung Hội Đồng Thánh Cô.

Gian Đại bái thứ hai có chính thờ Đông Hải Đại Vương; bên phải là cung thờ Ngũ Vị Tôn Ông và Tứ Phủ Quan Hoàng. Bên trái thờ Tứ Phủ Chầu Bà. Gian đại bái thứ ba là cung cấm thờ Tam Tòa Thánh Mẫu.

Đền Cặp Tiên
Phía bên phải ngôi đền là một khoảng sân nhỏ thờ Quan Sơn Thần và tượng Phật Bà Quan Âm;  kế bên là Cung Sơn Trang rộng lớn thờ Chúa Sơn Trang. Kế Cung Sơn trang là am thờ Chúa Năm Phương.

Đền Cặp Tiên
Trong khuôn viên của đền, nhưng nằm cách đền chính có một Giếng Tiên, nước ngọt quang năm không bao giờ cạn, mặc dù nằm sát ngay biển mà không bao giờ bị nhiễm mặn. Người ta đồn rằng nếu ai dùng nước này da sẽ trắng như tiên và sẽ gặp nhiều may mắn. Vì thế, các con nhang là nữ thường không bỏ qua cơ hội sử dụng nước này rửa mặt rửa tay để mong trắng đẹp và thuận lợi trong kinh doanh, cuộc sống.

Giếng Tiên
Giếng Tiên

Sự tích Cô Bé Cửa Suốt

Theo truyền thuyết Cô bé Cửa Suốt là con gái của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, tức là cháu gái của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Cô Bé Của Suốt là người thống lĩnh ba quân, thủy quân trấn ải vùng Cửa Suốt. Vì vậy, Cô được gọi là Cô Bé Cửa Suốt. Cũng xin lưu ý rằng Cô được gọi là Cô bé là do thứ bậc trong Công Đồng Trần Triều chứ không phải là do Cô còn tuổi thiếu niên.

Tượng Cô Bé Cửa Suốt tại Đền Cặp Tiên
Tượng Cô Bé Cửa Suốt tại Đền Cặp Tiên

Tuy nhiên, cũng có tài liệu cho rằng Cô bé Cửa Suốt chính là Tĩnh Huệ công Chúa, con gái của Tướng Quân Phạm Ngũ Lão. Sau này Cô lấy vua Trần Anh Tông nên còn gọi là Anh Tông Hoàng Đế Thứ Phi.

Am thờ chú Năm Phương
Am thờ chú Năm Phương

Cô Bé Cửa Suốt có nằm trong Tứ cổ thánh cô hay không

Cô Bé Cửa Suốt thuộc Công Đồng Nhà Trần chứ không nằm trong Tứ Phủ Thánh Cô . Tuy vậy Cô Bé Cửa Suốt cũng thường hay ngự đồng. Thường các cô đồng, cậu đồng vùng ven biển hay hầu giá cô.

Động Sơn Trang
Động Sơn Trang

Khi về đồng cô cũng mặc trang phục màu trắng, thông thường cô hay cầm mái chèo và lá cờ lệnh, chèo thuyền ra trấn giữ Cửa Suốt, nhưng khi đánh trận, về ngự đồng cô cũng múa kiếm và cờ lệnh.

5/5 - (1 bình chọn)