Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam. Khởi nguồn của tín ngưỡng ngày xuất phát từ sự biết ơn đối với người phụ nữ, người mẹ trong nhận thức thuở khai sơ của con người. Cùng Lịch Vạn Niên 365 tìm hiểu Ban mẫu trong chùa thờ ai? Tại sao lại đặt ban thờ Mẫu trong chùa? Văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu đê hiểu hơn nhé.
NỘI DUNG TÓM TẮT
1. Ban thờ Mẫu là gì?
Ban thờ Mẫu đối với người dân đất Bắc là hết sức quan trọng. Ban thờ này có thể được lập trong chùa để thờ phụng người được gọi là nữ thần mẹ. Hiện nay, có rất nhiều Mẫu đang được thờ phúng, đó là:
- Mẫu Thượng Ngàn
- Mẫu Thoải
- Mẫu Địa Phủ
- Mẫu Liễu
- Mẫu Thượng Thiên
- Mẫu Liễu Hạnh,…
Đối với tín ngưỡng thờ Mẫu, người Việt thường mang đến một tính chất bản địa và nguyên thủy. Bởi vì, chế độ mẫu hệ đã được thành lập từ thời xa xưa. Đối với chế độ này, người giữ vai trò quan trọng và lớn nhất trong gia đình chính là người mẹ, người phụ nữ hay người vợ.
Do đó, trong những ngôi chùa từ thời xa xưa, ngoài việc bài trí thờ Thần Phật còn có thêm bàn thờ Mẫu. Từ đó, tín ngưỡng thờ Mẫu đã bắt đầu ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt và mang ý nghĩa lớn tưởng nhớ đến cội nguồn.
Ban thờ mẫu trong chùa mang ý nghĩa tâm linh
Đây cũng chính là nơi đã gửi gắm rất nhiều ước vọng được giải thoát khỏi những thành kiến của xã hội xưa. Với quá trình phát triển, những tín ngưỡng này đã bắt đầu được thích ứng với sự thay đổi của xã hội.
Cho dù ỏ giai đoạn nào đi chăng nữa, tiên ngưỡng này vẫn sẽ được chuyển biến theo sự thay đổi trong xã hội. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa con người đều sẽ hướng đến những điều như: sức khỏe, tài lộc và may mắn.
2. Tam tòa Thánh Mẫu trong Tứ Phủ gồm
- Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên: Cửu Trùng Thanh Vân Công Chúa hay chính là Công Chúa Liễu Hạnh. Đền thờ Mẫu Liễu có ở khắp mọi nơi nhưng quần thể di tích lớn nhất là Phủ Dày, Vụ Bản, Nam Định (Mở hội ngày 3/3 âm lịch), tương truyền là nơi Mẫu hạ trần với các đền phủ như Phủ Chính, Phủ Công Đồng, Phủ Bóng, ngoài ra còn có Đền Sòng ở Thanh Hoá, Phủ Tây Hồ ở Hà Nội.
- Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn: Đông Cuông Công Chúa. Tương truyền là vị Thánh Mẫu cai quản Thượng Ngàn (rừng núi). Đền thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn là Đền Đông Cuông, Tuần Quán thuộc tỉnh Yên Bái.
Ban thờ tam tòa thánh mẫu
- Mẫu Đệ Tam Thoải Cung: Xích Lân Long Nữ. Tương truyền là vị Thánh Mẫu, con Vua Bát Hải Động Đình, cai quản các sông suối, biển, các mạch nước trên đất Nam Việt. Người ta thường lập đền thờ bà ở các cửa sông, cửa biển để cầu cho biển lặng sóng yên.
3. Cấu trúc đền thờ thánh mẫu
Đạo thờ Mẫu được bài trí rất đa dạng, phải tùy từng nơi mới có thể nói cụ thể. Song nhìn chung thì điện thờ mẫu được bài trí như sau:
- Hậu cung (cung cấm) là nơi thâm nghiêm để đặt TAM TÒA THÁNH MẪU
Tượng Mẫu ở vị trí cao nhất, chính giữa, có sắc phục màu đỏ. Đó là tượng Chúa Liễu Hạnh, hay còn gọi là Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (Mẫu Nghi Thiên Hạ).
Tượng bên phải có sắc phục màu xanh là Mẫu Đệ Nhị Thượng.
Tượng phía bên trái là tượng Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ mặc sắc phục trắng.
Mặt Tiền của Hậu Cung là một ban thờ lớn được gọi là Công Đông Tứ Phủ ban thờ này bao gồm 3 lớp tính từ phía hậu cung trở ra
- Lớp thứ nhất chính giữa là Ngọc Hoàng Thượng Đế hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu.
- Xem thêm: Xem ngày tốt xấu – Tử Vi 12 Con Giáp – Xem tuổi làm nhà – Xem tuổi vợ chồng
- Lớp thứ 2 bao gồm 5 Ngũ vị Tôn Quan:
Quan Đệ nhất Thượng Thiên (áo đỏ)
Quan Đệ nhị Giám Sát quyền cai thượng Ngàn (áo xanh)
Quan Đệ Tam Thoải Phủ cai bản mệnh Thanh Đồng (áo trắng)
Quan Đệ Tứ Khâm sai quyền cai tứ phủ (áo vàng)
Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh, quyền cai quản âm binh nhà trời (áo tím)
- Lớp thứ 3 là hai Ông Hoàng:
ÔNG BẨY mang sắc phục màu xanh
ÔNG MƯỜI mang phục màu vàng
Hai bên tả hữu cung thờ là Động Sơn Trang và Cung Đức Thánh Trần.
Ở phía dưới ban thờ Công Đồng Tứ Phủ thường thờ Quan Ngũ Hổ cùng Thanh Xà Bạch Xà.
Người ta nhận diện nơi thờ Mẫu nhờ vào từng nét riêng trong từng chi tiết của kiến trúc tổng thể của điện thần, nhất là ở sự bày bố điện thờ và những nghi thức cầu cúng. Chính những nét riêng ấy đã khiến cho tín ngưỡng này là một hình thức tín ngưỡng thuần phác và đặc biệt của dân tộc Việt.
4. Tại sao lại đặt ban thờ Mẫu trong chùa?
Sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau giữa đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu cũng là điều dễ hiểu.
Bởi lẽ, đạo Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu đều răn dạy con người làm việc thiện, cùng hướng về tinh thần cộng đồng, từ bi và diệt trừ cái ác. Đó là nguyên tắc ứng xử của xã hội cổ truyền của ta.
Không gian thờ mẫu trong chùa
Hai dòng tín ngưỡng nà bổ sung và hoàn thiện cho nhau vì vậy mà trong nhiều ngôi chùa bàn thờ Mẫu cũng được xây dựng
Những người tìm đến với đạo Phật đều mong muốn tư nhân tích đức, làm việc thiện để phúc cho con cái đời sau.
Còn con người chúng ta thờ cúng Mẫu là mong muốn được sự phù hộ để có nhiều sức khỏe, tài lộc và sự may mắn.
Dù là tín ngưỡng thờ Mẫu hay đạo Phật đều hướng con người ta đến những giá trị nhân văn, cao đẹp.
Vì thế, một ban thờ Mẫu trong chùa sẽ là sự điều mà họ luôn muốn làm nhất.
Nếu tìm hiểu sâu về tín ngưỡng thờ Mẫu, chúng ta sẽ tìm thấy những tinh thần tốt đẹp trong phong tục tập quán của xa xưa truyền lại.
Đây sẽ là một trong những biện pháp chống những biểu hiện sai lệch về tín ngưỡng thờ Mẫu làm ảnh hưởng đến xã hội.
Suy cho cùng ý nghĩa của việc thờ phụng và đặt ban thờ Mẫu trong chùa cũng đều hướng đến những mục đích nhân văn, tốt đẹp.
Chính việc nhận thức được tầm quan trọng của giá trị văn hóa truyền thống đã giúp mỗi cá nhân đóng góp tích cực cho xã hội.
5. Văn khấn lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)