Đạo giáo cho rằng con người sống được là nhờ “tam hồn thất phách”, nó điều chỉnh mọi hoạt động và tư duy của con người. Theo kinh sách của Lão Tử, hồn là cái linh, thuộc vào phần khí của con người, phách (vía) là cái linh, phụ thuộc vào phần hình của con người. Hồn là phần khinh thanh (nhẹ) phách là phần trọng trọc (nặng). Vì vậy, khi nguời ta chết, hồn bay về trời, còn phách thì tiêu xuống đất theo thể xác. Hồn thì tồn tại mãi mãi, phách và xác thì sẽ tiêu tan.
NỘI DUNG TÓM TẮT
1. Sự ra đời của ba hồn bảy vía
Đạo Gia lấy học thuyết của Lão Tử kết hợp với tư tưởng âm dương ngũ hành, càn khôn bát quái, cộng thêm việc quan sát hiện tượng tự nhiên và sự tưởng tượng của mình để diễn sinh ra quan niệm về ba hồn bảy vía.
Người Trung Quốc từ xưa đã có truyền thống tôn thờ tổ tiên, vì thế tiết Thanh Minh và tết Trung Nguyên ra đời để truy điệu, tế điệu người đã khuất.
Nhưng trước khi quan niệm ba hồn bảy vía ra đời, Nho Gia không tin quỷ thần vẫn không thể giải thích việc cúng bái này là đang cúng bái ai, cúng bái cái gì. Mãi đến khi quan niệm ba hồn bảy vía xuất hiện, cục diện này mới dần thay đổi.
2. Ba hồn là gì?
Theo Phật giáo, “hồn” là tầng thức sâu lắng nhất của tâm – ý thức, với các tên gọi khác nhau như “A – lại – da thức”, “chủng tử”, “nghiệp lực”. Nó là “tinh linh” của con người, vẫn tồn tại sau khi con người chết về mặt sinh học – vật lí. Vía (phách) cũng là dạng tinh thần – ý thức nhưng nó thô, nặng hơn, tương đương với “mạt – na thức”, tức là cái “thức” do các giác quan đưa lại còn lắng đọng. Nó cũng tồn tại một thời gian sau khi con người chết (Phật giáo gọi là “thân trung ấm” (Bado), sau đó sẽ tan dần).
Theo quan niệm người xưa, sự sống của con người duy trì bởi 2 phần là thể xác và linh hồn. Mọi hoạt động như ăn nói, đi lại của con người nhờ vào linh hồn trú ngụ trên thể xác.
Nếu ai đó không có linh hồn thì sự sống ở đây chỉ là một tảng thịt không lối sống, không suy nghĩ, sống không mục đích. Khi con người chết đi, thể xác có thể thối vữa tan biến đi nhưng linh hồn thì vẫn tồn tại và bất tử theo thời gian.
Theo Đạo giáo thì 3 hồn là tổ hợp 3 bộ phận thần khí của con người tạo nên chính là Thai Quang, Sảng Linh và U Tinh. Con người có thể mất 1 hoặc 2 linh hồn nhưng vẫn có thể duy trì sự sống. Tuy nhiên nếu mất cả 3 linh hồn thì bạn sẽ trở thành một các xác không hồn, là người thực vật.
- Hồn Thai Quang
Thai Quang là 1 trong 3 hồn quan trọng nhất của con người. Để duy trì sự sống, con người không thể đánh mất hồn này. Nếu đánh mất hồn Thai Quang coi như bạn đã chết, gọi theo y khoa là chết lâm sàng. Nếu cơ quan trong thể xác để chết, ngưng hoạt động.
- Xem : Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu – Xem Lịch Vạn Niên – Bói Bài Hàng Ngày – Tử Vi Hàng Ngày – Lịch âm năm 2021
- Hồn Sảng Linh
Trong thực tế có rất nhiều người có khả năng siêu phàm, họ có thể dự đoán trước sự việc tương lai. Nói chính xác là họ có khả năng thiên phú trời ban. Sảng Linh quyết định chủ yếu đến trí lực, trí tuệ của con người. Điều này ảnh hưởng đến phản ứng nhanh chậm của con người trong cuộc sống.
Chính vì vậy Sảng Linh chính là một bộ phần của linh hồn con người. Vì vậy ông bà xưa có câu “sinh ra đã biết là đệ nhất, học rồi mới biết chỉ là đệ nhị”.
Trong cuộc sống những người bị thiểu năng, kém thông minh, chính là người đã mất đi Sảng Linh. Mặc dù mất 1 trong 3 hồn nhưng họ vẫn duy trì được sự sống, nhưng không gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
- Hồn U Tinh
U Tinh là 1 trong 3 hồn quyết định sự sống của con người. Nó quyết định tính cách của con người, quyết định sự thành công trong tương lai. Đôi lúc trong cuộc sống, bạn mất đi lý trí, thiếu bình tĩnh khiến tinh thần giảm sút ảnh hưởng đến sự nghiệp, công việc làm ăn.
Khi bạn gặp chuyện buồn, đau khổ trong cuộc sống khiến tâm trạng kiệt quệ. Điều này chính tỏ bạn đã mất đi hồn U Tinh, tuy nhiên đi hồn này nên bạn vẫn tiếp tục sự sống nhưng ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sự nghiệp.
3. Bảy vía
Bảy vía tạo thành linh hồn thể chất của một người. Đây là khía cạnh Âm của linh hồn. Bảy phách cai quản các bộ phận rắn của con người. Chúng là bản năng và khả năng sinh tồn tự nhiên của cơ thể. Chúng mang hình dạng của những con vật kỵ dị và quái vật. Chúng hoạt động vào ban đêm khi ý thức mờ đi. Phách gắn liền với cơ thể, và ở lại với xác chết sau khi chết, hòa tan với cơ thể.
Bảy vía bao gồm:
- Xú phế
Điều hòa nhịp thở. Ngáy và ngưng thở khi ngủ là dấu hiệu cho thấy phần phách này của bạn không được khỏe mạnh.
- Trừ uế
Phần vía này loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể qua nước tiểu và phân. Khi trẻ em làm ướt giường, hoặc khi người lớn thức dậy thường xuyên đi tiểu là do phần tâm hồn này còn yếu.
- Phi độc
Phi độc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách phân tán các vùng quá nhiệt và quá lạnh trên cơ thể. Nếu phần phách này bị thương, người ta sẽ cảm thấy ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi ban đêm.
- Thôn tặc
Chống lại các mầm bệnh bên ngoài. Điều này tương tự như khái niệm hiện đại về chức năng miễn dịch.
- Tước âm
Khả năng tình dục. Sức khỏe của phần vía này quyết định một người đàn ông hoặc phụ nữ cần bao lâu để phục hồi khả năng tình dục ngay sau khi sinh hoạt tình dục. Tổn thương linh hồn này dẫn đến rối loạn chức năng tình dục.
- Xem thêm: Xem ngày tốt xấu – Tử Vi 12 Con Giáp – Xem tuổi làm nhà – Xem tuổi vợ chồng
- Phục thỉ
Phần vía này kiểm soát tiêu hóa trong khi bạn ngủ. Nếu bạn ăn trước khi ngủ và thức dậy đói, phục thỉ (mũi tên ẩn) của bạn có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn thức dậy mà không có cảm giác thèm ăn hoặc hơi thở rất hôi, bạn có thể có vấn đề với phần tâm hồn này.
- Thi cẩu
Nếu phần phách này hoạt động quá mức, con người bồn chồn và thức dậy quá dễ dàng. Nếu nó không đủ hoạt động, bạn sẽ ngủ như một con chó chết, mù quáng trước mọi nguy hiểm trong môi trường sống.
4. Tại sao con người có “Ba hồn bảy vía”
Xưa nay, người bình dân chỉ quan niệm giản đơn rằng, người ta sống là do có tinh thần tức là “hồn vía” nhập vào thể xác.
Khi hồn vía lìa khỏi xác thể thì cũng là lúc con người từ bỏ thế giới này mà về nơi “chín suối” với tổ tiên.
Tất cả cái tinh anh khí phách của người đàn ông hợp thành ba hồn bảy vía, còn tất cả cái khôn ngoan tháo vát ở người đàn bà hợp thành ba hồn chín vía.
Hồn và phách là khái niệm của Trung Quốc, đặc biệt là của Đạo giáo. Trung Quốc gọi là hồn và phách thì Việt Nam gọi là hồn và vía.
Đạo giáo quan niệm có tam hồn và thất phách. Tam hồn (ba hồn) là: Sảng Linh, Thai Quang, và U Tinh. Thất phách (bảy vía) là: Thi Cẩu, Phục Thỉ, Tước Âm, Thôn Tặc, Phi Độc, Trừ Uế, và Xú Phế.
Tuy nhiên, khái niệm hồn – phách không có ý nghĩa xác định chung chung mà khái niệm này phải được xác định trong một ngữ cảnh cụ thể.
Người Việt Nam có lẽ cho rằng thân thể người nam có bảy lỗ (thất khiếu), thân thể người nữ có chín lỗ (cửu khiếu) nên đã phát triển quan niệm rằng nam có ba hồn bảy vía, nữ có ba hồn chín vía (tương ứng với bảy lỗ và chín lỗ).
Tuy nhiên, theo Trung Quốc thì nam cũng như nữ, chỉ có ba hồn và bảy phách (vía) mà thôi.
Ba hồn gồm:
Theo Đạo giáo thì 3 hồn là tổ hợp 3 bộ phận thần khí của con người tạo nên chính là Thai Quang, Sảng Linh và U Tinh.
Linh hồn-phần quan trọng nhất, thâm sâu, linh diệu nhất trong thế giới tâm linh của con người. Theo một số tín ngưỡng chịu ” kiếp luân hồi”, chính là phần hồn này.
Theo Đạo Giáo thì con người sinh ra sống khỏe mạnh được 7 ngày gọi là Lạp (hay gọi là Cữ) ứng với 1 vía. Sau 49 ngày thì người này được 7 vía và trở thành người thực sự. Lưu ý cách tính này được áp dụng cho bé trai 7 ngày, con gái là 9 gái. Do đó ông bà xưa thường nói “3 hồn 7 vía dành cho nam”; “3 hồn 9 vía dành cho nữ”.
Với những người chết đi, sau 7 ngày mất được gọi là 1 kỳ tang ứng với 1 vía đã mất đi. Sau 49 ngày là 7 kỳ tang ứng với 7 vía đã mất. Lúc này linh hồn và thể xác của người mất hoàn toàn bị tách hẳn, thể xác sẽ thối vữa còn linh hồn bất tử theo thời gian. Tronng kinh Phật thì 7 kỳ tang này chính là 7 lần phán xét, mỗi lần mất đi 7 ngày. Bảy lần cúng ky tang thì cúng Tuần chung thất-hết vía: 49 ngày. 100 ngày cúng Tốt khóc (thôi khóc).
- Xem thêm: Xem bói ngày sinh – Xem bói tên – Xem bói tình yêu theo tên – 12 Cung Hoàng Đạo
Thuyết nhà Phật thì nói:
Vong hồn người quá cố phải qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày, sau đó hồn mới được siêu thoát.
Chính vì thế, ở dân tộc Kinh, mỗi khi có người ốm “thập tử nhất sinh” hoặc bị tai nạn “bất tỉnh nhân sự”, tính mạng bị đe dọa thì người ta thường trèo lên mái nhà hoặc chạy ra ngã bảy, ngã ba mà vừa đi về vừa gọi hồn vía người bị nạn để mong cho họ đừng “bỏ đi” xuống “suối vàng”.
Hoặc giả, nếu họ có chết thì hồn khỏi bị lạc đường, bơ vơ dễ sa vào bàn tay ma quỷ, làm công cụ để hại người lương thiện.
Sự gọi hồn ấy, tùy theo người bị nạn là nam hay nữ mà gọi ba hồn bảy vía hay ba hồn chín vía.
Đồng bào dân tộc thiểu số cũng có quan niệm về hồn vía như trên, khác nhau ở chỗ hồn vía được phân biệt thêm là có vía lành, vía dữ.
Khi chết, vía lìa khỏi xác và hồn đi sau cùng.
Người Tày, Nùng không gọi hồn như người Kinh, người ta tổ chức hát then, cúng tế để gọi hồn người chết về.